Mẹ bầu có nên ăn yến sào-thời kỳ ăn và liều lượng
Phụ nữ mang thai có nên ăn yến sào và ăn yến sào vào thời kỳ nào, liều lượng ra sao để tốt nhất cho mẹ và thai nhi thì không phải ai cũng biết. Ăn yến sào đúng cách sẽ giúp cơ thể mẹ và thai nhi phát triển toàn diện. Tuy nhiên ăn yến quá nhiều và ăn không đúng cách sẽ không đem lại hiệu quả tốt như mong muốn. Bài viết này Yến Sào Bảo Lâm sẽ hướng dẫn các mẹ cách ăn yến sào đúng cách, để đem lại hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Phụ nữ mang thai có nên ăn yến sào không
Phụ nữa trong quá trình mang thai, sinh nở rất cần bổ sung nhiều vitamin và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể để tăng sức đề kháng cho cơ thể người mẹ.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ dưỡng chất là điều vô cùng quan trọng trong suốt quá trình mang thai. Yến sào là nguồn cung cấp dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển toàn diện của thai nhi.
Có thể bạn quan tâm:
> Cách chưng yến sào bổ dưỡng cho bà bầu
> Mẹ bầu nên ăn yến vào giai đoạn nào là tốt nhất
> Bầu bí vẫn đẹp rạng người nhờ sử dụng tổ yến sào
Các chất dinh dưỡng trong yến sào cần thiết cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.
Mẹ bầu có nên ăn yến sào
Trong yến sào có hàm lượng Protein rất cao vào khoảng 45 - 55% cùng 18 loại Axit Amin và 30 vi chất cần thiết cho cơ thể như: sắt, kẽm, magie, canxi...Đặc biệt là sắt và canxi hỗ trợ đắc lực cho việc hình thành khung xương và tạo máu của bé từ trong bụng mẹ. Trong giai đoạn này nếu bạn không cung cấp đủ lượng canxi thì sẽ dẫn đến tình trạng bé còi xương và chậm lớn. Ngoài ra các chất trong yến sào như:
Aspartic Acid, Proline có tác dụng giúp tái tạo các tế bào cơ, mô và da cho cơ thể mẹ. Cysein, Phenylalamin có tác dụng tăng cường hoạt động trí não, tăng khả năng hấp thụ Vitamin D từ ánh sáng mặt trời cho cơ thể mẹ. Tyromsine, Acid Syalic, Glucosamin có tác dụng phục hồi sức khỏe cơ thể, phục hồi sụn khớp và ngăn ngừa thái hóa khớp. Ngoài ra, yến sào còn có chất Threonine là chất có tác dụng hình thành nên Elastin và Collagen giúp ngăn ngừa và phòng tránh cho da bị lão hóa, giúp phục hồi làn da trẻ trung và mịn màng hơn.
Không những thế, dùng yến sào khi mang thai, còn giúp mẹ tăng cường sức đề kháng, củng cố hệ miễn dịch, tránh mắc các bệnh thời tiết như cảm, cúm...ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của hai mẹ con.
Mẹ bầu có nên ăn yến sào-thời kỳ ăn và liều lượng như thế nào để tốt cho mẹ và thai nhi?
Phụ nữ mang thai ăn yến rất tốt cho sức khỏe mẹ và thai nhi, song không nên dùng trong trong thời gian thai nghén và không ăn quá 5 gr một ngày.
Theo tài liệu cổ, yến sào (tổ chim yến) là tên một thực phẩm - dược phẩm nỗi tiếng, có vị ngọt, tính bình, bổ phế, vị, tăng cường sức khỏe, tỉnh táo tinh thần, tăng cường trí nhớ, thường được dùng trong những tiệc lớn của vua chúa. Yến sào được xếp vào hàng Bát Trân (tám món ăn cao lương mĩ vị).
Lương y Vũ Quốc Trung cho biết, Tổ yến được dùng làm thức ăn bổ dưỡng cho các trường hợp cơ thể suy nhược, mệt mỏi, biếng ăn, khí huyết yếu kém. Ngoài ra, yến còn giúp tăng cường thêm sức đề kháng và miễn dịch cho cơ thể, bảo vệ và làm đẹp da. Với thành phần nhiều axit amin, protein và khoáng chất, yến sao rất tốt cho bà bầu. Ăn yến giúp mẹ bầu bù đắp lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể bị thiếu sau thời gian thai nghén, mệt mỏi không thể ăn uống đầy đủ. Ngoài tăng cường sức khỏe cho mẹ, yến còn giúp bảo vệ thai kỳ an toàn và thúc đẩy sự phát triển của thai nhi.
Theo lương y trung, khi mang thai, cơ địa mẹ bầu thay đổi khá thất thường nên nếu đang trong thời kỳ nghén thì không nên dùng yến sào để tránh tác dụng phụ. Sau thời kỳ thai nghén, bà bầu nên bổ sung yến sào. Không nên sử dụng yến quá 5gr một ngày, ăn 3 lần một tuần.
Mẹ bầu ăn yến vào gia đoạn nào là tốt nhất
Bà bầu nên ăn yến đúng cách bể bảo vệ cho sức khỏe thai kỳ
Yến sào có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, song cách đơn giản và hiệu quả nhât là chưng yến cách thủy với đường phèn. Ngâm yến trong nước sạch (khoảng 2h đối với yến đảo, 1h đối với yến nhà) để nhặt ra được lông chim và tạp chất. Sau khi ngâm, kích thước sợi yến sẽ lớn hơn rất n hiều so với trước khi ngâm. Vớt yến đã làm sạch ra khỏi nước để một lúc cho ráo, sau đó chưng cách thủy trong khoảng 20-30 phút. Thời điểm ăn yến tốt nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ 30 phút để cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng.
Thời kỳ mang thai 3 tháng đầu: Phụ nữ mang thai được biết đến là đối tượng vô cùng nhạy cảm, đặc biệt là ở 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Theo đông y, yến sào có tính hàn, vị ngọt vì vậy từ tháng thứ tư bà bầu mới nên ăn yến sào. Bời lẽ, lúc này thai nhi đã vào tổ, bé nằm chắc chắn trong bụng mẹ nên tính hàn của tổ yến không thể ảnh hưởng xấu tới cả mẹ và bé.
Thời mang thai tháng thứ 4 ăn mỗi ngày một chén: 5 gr
Thời kỳ mang thai tháng từ 5 đến tháng thứ 6: Hai ngày ăn một chén và trong một tháng mẹ bầu nên sử dụng 100gr yến.
Thời kỳ mang thai tháng 7 ăn 3 ngày một chén, trong thời gian này số gr yến được giảm đi. Do lúc này thai nhi đã phát triển mạnh, cần có sự thay đổi thích hợp cho đến khi ra đời. Thời điểm ăn yến tốt nhất là vào buổi tối để chất dinh dưỡng trong yến dễ dàng hấp thụ vào cơ thể người mẹ.
Khi bổ sung yến, các mẹ bầu cũng nên lưu ý là không nên sử dụng khi cơ địa thay đổi. Vì khi mang thai, cơ địa bà bầu thay đổi khá thất thường. Nếu đang trong thời kỳ thai nghén thì chị em không nên dùng yến để tránh những tác dụng không mong muốn xảy ra. Các chuyên gia cũng khuyến cáo mẹ bầu không nên ăn yến quá nhiều, vì điều này cũng không hề tốt cho mẹ và thai nhi.
Mẹ bầu có nên ăn yến sào, thời kỳ và liều lượng ăn ra sao giờ các mẹ đã biết rồi phải không? Với hàm lượng dinh dưỡng cao, yến sào xứng đáng được xếp vào danh sách các loại thực phẩm có giá trị tốt nhất dành cho mẹ bầu. Tuy nhiên, khi sử dụng yến, mẹ bầu cũng nên lưu ý về cách dùng, để đảm bảo tốt nhất cho hai mẹ con nhé!