80 Nguyễn Chí Thanh, Cam Nghĩa, Cam Ranh, Khánh Hòa,

Tổng Quan Về Nhà Nuôi Chim Yến-Yến Sào Khánh Hòa

Đăng bởi Đỗ Quốc Cường | 06/10/2018 | 0 bình luận
Tổng Quan Về Nhà Nuôi Chim Yến-Yến Sào Khánh Hòa

Tổng quan về nhà nuôi chim yến-yến sào khánh hòa là gì?

Việc xây dựng nhà nuôi yến và hoàn thiện quy trình nuôi yến trong nhà là một yếu tố cần thiết để làm cơ sở cho việc phát triển nghề nuôi yến trong nhà. Hôm nay mình xin giới thiệu đến bạn đọc và những ai đang muốn có thông tin cập nhật kỹ thuật mới nhất để tham khảo, xây dựng nhà nuôi yến thành công.

Chủ đề có liên quan:

> Sự khác nhau giữa Yến Đảo và Yến Nhà

> Kỷ thuật nuôi chim yến trong nhà

> Quy trình yến làm tổ như thế nào

Để xây dựng được nhà nuôi yến thành công bạn cần 9 yếu tố quyết định.

9 yếu tố quyết định thành công cho ngôi nhà yến:

  1. Vị trí xây dựng nhà yến 
  2. Ánh sáng trong nhà yến (Lux)
  3. Thông số kỹ thuật nhiệt độ, độ ẩm trong nhà yến
  4. Hướng nhà và hướng lổ chim bay lượn ra vào
  5. Kích thước phòng vòng đảo lượn trong nhà
  6. Hệ thống giá tổ
  7. Hệ thống âm thanh
  8. hệ thống tạo ẩm, thông gió, thông hơi
  9. Kỹ thuật vận hành nhà nuôi yến

Trên lãnh thổ Việt Nam, trước kia chim yến (yến hàng) có tên (Aerodramus fuciphagus germani) sinh sống và làm tổ trong các hang động trên các đảo tự nhiên, nhưng những năm gần đây trên đất liền Việt Nam đã xuất hiện loại chim yến nhà (Aerodramus fuciphagus amechanus và Aerodramus fuciphagus vestitus) sinh sống, làm tổ trong nhà với số lượng quần đàn ngày càng tăng.

Hiện nay, loại chim yến này được phân bổ ở hầu hết các địa phương từ Ninh Bình đến Mũi Cà Mau, đặc biệt chim yến tập trung với số lượng khá lớn ở các tỉnh duyên hải miền Trung đến các tỉnh Nam Bộ. Nghề nuôi yến trong nhà đã hình thành và đang phát triển với nhiều triển vọng.Vì vậy, việc thiết kế xây dụng nhà yến và hoàn thiện quy trình nuôi chim yến trong nhà là cấp thiết để làm cơ sở cho việc phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà trên toàn quốc.

Có thể bạn quan tâm: 5 công dụng của yến sào

Tổ quan về nhà nuôi chim yến-yến sào khánh hòa, 6 kiến thức nền tảng cho 1 nhà yến 

1. Đặc điểm nhận dạng chim yến 

  • Đuôi ngắn, không chẻ
  • Lưng không có khoang trắng
  • Đập cách liên tục khi bay
  • Không bao giờ đậu 

 2. Vị trí thích hợp nuôi chim yến 

  • Gần một căn nhà Yến có sẵn
  • Nơi chim Yến bay qua trên đường đi kiếm ăn và trên đường về tổ
  • Nơi kiếm ăn hàng ngày của đàn chim yến
  • Gần ao, sông, hồ, mặt nước
  • không có nhiều cây cao chắn tầm nhìn và vòng lượn của chim yến

3. Kết cấu và kích thước nhà nuôi chim yến

  • Nhà khung bê tông cốt thép, mái đổ bê tông, tường xây gạch 20 cm
  • Nhà cấp 4-cốt gạch, tường xây gạch 20cm, mái lợp tôn cách nhiệt, tôn lạnh
  • Kích thước nhà nuôi yến trung bình là 5m x 20m, lớn hơn 7m x 20m, 8m x 20m...và tối thiểu là 4m x 10m.

4. Kích thước lỗ ra vào và các phòng trong nhà yến

  • Lỗ ra vào có chiều cao từ 30cm - 40cm, chiều ngang 50cm - 70cm, nằm cách tường hông 50cm
  • Kích thước phòng lượn (tum) tối thiểu 4m x 4m, tooid đa 8m x 16m. Chiều cao tối thiểu 2,5, tối đa 3m
  • Lỗ thông tầng từ 1m X 1m đến 4m x 4m

5. Nhiệt độ - độ ẩm và ánh sáng

  • Nhiệt độ thích hợp từ 26 - 28 độ, lý tưởng nhất là 27 - 28 độ
  • Độ ẩm thích hợp từ 70%-85%, lý tưởng là 75% - 80%
  • Ánh sáng thích hợp từ 0,02 - 0,10 lux
  • Phải có hệ thống thông hơi, thoáng khí

6. Âm thanh và mùi bầy đàn

  • Âm thanh dụ yến gồm có 3 loại: Loại tiếng ngoài dùng để hấp dẫn chim yến quy tụ lại; Loại tiếng hút để thu hút chim chui vào nhà và loại tiếng trong để dụ chim yến tưởng rằng nhà này đã có nhiều chim yến ở. 
  • Tiếng ngoài và tiếng hút được mở từ 5h sáng - 20h. Tiếng trong được mở từ 5h sáng - 24h. Không nên mở tiếng qua đêm. 
  • Dùng các dung dịch tạo mùi để chim yến tưởng rằng nhà này đã có nhiều chim yến ở. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại dung dịch tạo mùi như: Bột giải sàn có các loại (KW3, PW-Cair, PW- Concentrate, Love Potion...) và phân chim thật. Tùy thuộc theo công trình và điều kiện nhà bạn mà lựa chọn cho phù hợp.

khai-thac-to-yen.jpg

Thu hoạch tổ yến nhà xây được 5 năm

Tổng quan về nhà nuôi chim yến-yến sào khánh hòa, điều kiện đủ làm nhà nuôi yến

Có 4 điều kiện đủ để xây nhà nuôi yến:

  1. Nhà có diện tích 100m2 trở lên, nhà nuôi yến ở thành phố phải cao hơn nhà xung quanh nhà thiết kế cạnh bên, phải có chuồng lượn của chim yến theo mô hình tự nhiên, nhà vùng quê thoáng thì điều kiện tốt cho chim bay lượn và nguồn thức ăn nhiều hơn.
  2. Người muốn nuôi yến có điều kiện thực hiện nuôi yến trong nhà, nên mời bên tư vấn đến khảo sát kiểm tra thực tế, vùng muốn nuôi yến đạt số lượng chim yến có khả quan mới đầu tư xây dựng nhà nuôi chim yến, tiếp theo các bước thực hiện xây dựng như thế nào chuẩn tạo mô hình như thiên nhiên và thực hiện chuyển giao công nghệ nuôi yến sào trong nhà.
  3. Nhà đang ở nâng thêm tầng để nuôi, bên công ty tư vấn đến khảo sát thực tế, hướng dẫn cách làm cụ thể, chừa lỗ thông thoáng đúng quy cách và kiểm tra hướng chim ra vào theo đúng quy trình tự nhiên thích hợp điều kiện chim yến làm tổ. 
  4. Nếu nhà xây mới hoàn toàn riêng cho việc nuôi chim yến, bên công ty tư vấn cử người đến hướng dẫn theo giỏi trong quá trình xây dựng dúng quy trình nuôi chim yến, theo đúng mô hình đạt chuẩn gần như tự nhiên, để chim yến khám phá thích nghi, tìm nơi an toàn cho chim yến ở lại làm tổ.

Chọn lựa địa điểm khu vực xây dựng nhà nuôi yến gần sông hồ, đồng ruộng là môi trường lý tưởng thích nghi nhất cho chim yến sinh sống.

Kích thước xây dựng ngôi nhà yến

Để mang lại hiệu quả thì diện tích để xây dựng ngôi nhà yến tối thiểu là 100m2, kích thước các nhà yến hiện nay được xây dựng ở Việt Nam mang lại sản lượng cao là 5m x 20m, 6m x 20m, 7m x 15m đến 10m x 20m (rộng x dài), ngoài ra cũng có nhà yến được đầu tư quy mô lớn như 20m x 30m hoặc lớn hơn. Khi xây dựng nhà yến, thì việc đầu tư kích thước và số tầng phải phụ thuộc vào quần đàn chim yến sinh sống ở khu vực đó để tính được thời gian thu hồi vốn sau khi nhà yến hoạt động để mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhà yến được xây thành nhiều tầng, chiều cao mỗi tầng từ 3m - 4,5m, tùy theo điều kiện môi trường khí hậu ở từng vùng. Ở những vùng nhiệt độ và biên độ nhiệt cao thì chiều cao tầng từ 3,5 - 3,9m để tạo sự thông thoáng và nhiệt độ tối ưu. Ở những vùng biên độ nhiệt thấp như khu vực miền tây Nam Bộ thì chiều cao tầng 3,2m - 3,4m.

Lối lỗ chim vào nhà yến

Vị trí của các lỗ chim bay ra, bay vào nhà yến rất quan trọng trong việc thu hút chim yến đến ở và đó là điều kiện quyết định trong sự phát triển số lượng chim. Có hai phương án mở lỗ chim là sử dụng giếng trời để khoảng trống cho chim bay xuống nhà yến và phương pháp mở lỗ từ chuồng cu. Kích thước mở lỗ chim bay ra vào nhà yến tùy theo kiểu nhà, nhưng tối thiểu là 30cm x 40cm

Mô hình và vật liệu được sử dụng trong xây dựng nhà yến

Ở Việt Nam hiện nay đang sử dụng 3 loại mô hình nhà yến như sau:

  •  Mô hình xây nhà yến bằng gạch, bê tông cốt thép là mô hình phổ biến nhất hiện nay, rất phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu của Việt Nam, đặc biệt khu vực các tỉnh Miền Trung thường xuyên chịu nhiều ảnh hưởng của bão lụt. Ngoài vật liệu gạch truyền thống thì hiện nay một số nhà yến còn ứng dụng vật liệu gạch không nung ( vật liệu nhẹ).Mô hình này có độ bền và tuổi thọ cao, đảm bảo tốt điều kiện nhiệt độ và độ ẩm trong nhà yến.
  • Mô hình xây dựng 3D đang được các nhà đầu tư thực hiện tạo mô hình cấu trúc hấp dẫn trong các khu du lịch. Hiện nay một số nhà yến ở Miền Nam sử dụng mô hình này để thiết kế xây dựng mô hình núi nhân tạo nuôi chim yến. Nguyên tác thiết kế và thi công của mô hình này là đan khung thép rồi phun hỗn hợp vữa xi măng và chất phụ gia. Mô hình này tuổi thọ thấp, có nhiều công trình 5 -7 năm đã có dấu hiệu xuống cấp rất khó khắc phục, chi phí đầu tư cao.
  • mô hình nhà lắp ghép bằng tấm lợp thông minh là mô hìnhđược thực hiện theo hình thức thiết kế khung sắt, lớp mái và bao bọc tole, tấm lợp thông minh. bên trong nhà được cách nhiệt bằng xốp 10cm và tấm Prima/Cemboard dùng làm tường bên trong. mô hình này chủ yếu được sử dụng ở Việt Nam (một số nhà yến ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây Nam Bộ). Mô hình này có ưu điểm là thi công nhanh, vật liệu nhẹ, phù hợp với vùng địa chất yếu như đồng bằng sông Cửu Long nhưng có nhược điểm là độ bền thấp, khó điều chình được nhiệt độ, độ ẩm trong nhà yến.

Ngoài ra còn có một số mô hình xây dựng kết hợp người ở sinh hoạt ở dưới và nuôi chim yến ở tầng trên.

Kỹ thuật xây dựng nhà và nuôi yến tại Việt Nam phải được thiết kế phù hợp với điều kiện đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng ở nước ta. Do đó người thiết kế, đơn vị tư vấn phải thực sự nắm rõ các yếu tố địa lý tại các địa phương, vùng miền để hoàn thành thiết kế và thực hiện kỹ thuật xây dụng nhà yến hiệu quả.

Qua thời gian chăm sóc và nuôi chim yến tôi tích lũy kinh nghiệm và cùng với tài liệu của các nhà khoa học, các chuyên gia, các đơn vị tư vấn nỗ lực trong nghiên cứu khoa học, giải pháp sáng tạo kỹ thuật, tích lũy kinh nghiệm trong thực tiễn để bổ sung tổng hợp quy trình kỹ thuật xây dựng nhà nuôi yến ngày càng hoàn thiện đạt hiệu quả cao, đóng góp quan trọng vào sự phát triển nghề nuôi chim yến tại Việt Nam theo định hướng bền vững. Hy vọng những thông tin này mang lại hữu ích cho bạn. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc gì về yến sào thì hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0975040267 hoặc để lại bình luận bên dưới, chung tôi rất trân trọng được gặp bạn.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: